Quy trình xây dựng nhà xưởng
Quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp là quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chú ý đến từng các giai đoạn triển khai từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, đến hoàn thiện và bàn giao. Dưới đây là các bước cơ bản trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp bao gồm:
- Khảo sát và đưa ra phương án xây dựng
Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp là thăm dò địa chất và địa hình của khu vực. Thăm dò này giúp xác định điều kiện địa chất, môi trường và thiết kế phù hợp nhất với địa hình.
- Thiết kế bản vẽ sơ bộ cho nhà xưởng
Sau khi thăm dò địa chất và địa hình, kế hoạch thiết kế được lập ra, đơn vị thầu sẽ thiết kế bản vẽ sơ bộ cho nhà xưởng, trong đó bao gồm bản vẽ kiến trúc, cơ khí, điện, nước và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Lưu ý: Bản thiết kế phải đảm bảo rằng nhà xưởng phù hợp với môi trường và điều kiện địa chất, cũng như tuân thủ các quy định pháp luật.
Lên bản vẽ chi tiết
Sau khi đã hoàn tất bản thiết kế kỹ thuật và đã có giấy phép xây dựng, tiếp theo nhà thầu sẽ lên bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết như kích thước chi tiết, cấu trúc xây dựng, bố trí máy móc thiết bị, hệ thống điện, nước, thoát nước, hệ thống PCCC, vách ngăn, cửa ra vào,…
Dự trù chi phí xây dựng
Khi hoàn thành bản vẽ chi tiết, nhà thầu cần lập một bảng dự trù chi phí xây dựng. Bảng sẽ liệt kê tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng, bao gồm chi phí thiết kế, chi phí thi công, chi phí vật tư và các chi phí khác như chi phí giám sát, chi phí kiểm tra chất lượng, chi phí bảo trì,…
Sau đó, chủ đầu tư sẽ có thể đưa ra quyết định về ngân sách cho dự án và bắt đầu quá trình thực hiện xây dựng nhà xưởng.
Tiếp nhận và bảo quản vật tư xây dựng nhà xưởng
Sau khi bản vẽ được duyệt, đơn vị tổng thầu tiến hành chuẩn bị các vật liệu cần thiết cho quá trình xây dựng.
- Lập bảng kê vật tư
- Kiểm tra vật tư
- Lưu trữ và bảo quản
- Phân loại và đánh số
- Sử dụng đúng mục đích
- Thi công nhà xưởng
Quá trình thi công bao gồm nhiều công đoạn, từ đào móng đến hoàn thiện. Các công đoạn này sẽ được thực hiện bởi các công nhân và kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong xây dựng nhà xưởng.
- Thi công nền nhà xưởng: Bước đầu tiên là thi công nền nhà xưởng để tạo độ bền cho cả nhà xưởng. Quá trình này bao gồm 7 bước cơ bản như sau:
Bước 1: San lấp đất nền
Bước 2: Định vị trục tim
Bước 3: Đào móng hàng rào
Bước 4: Thi công móng và đà kiềng dựa vào vị trí trục tim đã được xác định ở bước 2.
Bước 5: Lu lèn nền đất
Bước 6: Lu nền đá cho xưởng
Bước 7: Thi công nền xưởng
Thi công khung thép nhà xưởng
Sau khi hoàn thành nền nhà, tiếp theo là thi công khung thép nhà xưởng để tạo nên hệ thống kết cấu chính của nhà xưởng. Việc này bao gồm các công việc sau đây:
- Sản xuất khung kèo thép nhà xưởng theo bản vẽ.
- Lắp dựng khung thép: Thường dùng cần cẩu nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí. Các bộ phận kết nối với nhau bằng bu lông.
- Thi công mái cho nhà xưởng: Sau khi hoàn thành khung thép, tiếp theo là thi công mái cho nhà xưởng. Việc này bao gồm lắp ráp hệ thống kèo thép, lắp ghép tấm lợp và định hình hệ thống thông gió.
- Xây dựng tường bao quanh, vách trong nhà xưởng: Tiếp theo, xây dựng tường bao quanh và vách trong nhà xưởng. Việc này được thực hiện để tạo nên không gian chứa hàng hoặc khu vực làm việc trong nhà xưởng.
- Xây dựng hạ tầng nhà xưởng: Tiếp theo, xây dựng hạ tầng nhà xưởng bao gồm hệ thống điện, nước, thoát nước và hệ thống thông gió. Việc này đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của nhà xưởng.
- Thi công hệ thống kỹ thuật nhà xưởng: Tiếp theo, thực hiện thi công hệ thống kỹ thuật nhà xưởng bao gồm lắp đặt các thiết bị, máy móc cần thiết cho sản xuất, hệ thống chiếu sáng, điều hòa không khí và hệ thống cửa cổng an ninh.
- Hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt thiết bị: Sau khi hoàn thành các bước trên, tiến hành hoàn thiện nhà xưởng bằng cách sơn và trang trí các bề mặt bên trong và bên ngoài, lắp đặt các cửa, cầu thang và các thiết bị khác.
- Vệ sinh, kiểm tra và nghiệm thu: Cuối cùng, tiến hành kiểm tra và nghiệm thu nhà xưởng để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được đáp ứng và phù hợp với các quy định pháp luật.
Lưu ý: Đối với các nhà xưởng xây dựng cho các lĩnh vực dược phẩm, điện tử, thực phẩm cần môi trường sản xuất yêu cầu cao về độ sạch thì cần thi công hệ thống phòng sạch trong các khu sản xuất, lưu trữ
Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng
Việc xây dựng nhà xưởng là hoạt động quan trọng trong việc phát triển kinh tế và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà xưởng cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình hoạt động. Sau đây là một số tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp:
TCVN 4604: 2012
|
Xí nghiệp công nghiệp, Nhà sản xuất – TC thiết kế |
TCVN 4514: 2012
|
Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng – TC thiết kế |
TCXDVN: 338-2005
|
Tiêu chuẩn về kết cấu thép và thiết kế xây dựng VN |
TCXDVN 4601-2012
|
Trụ sở cơ quan – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN 2737-2006
|
Tải trọng tác động – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN 4319-2012
|
Nhà và công trình công cộng- Nguyên tắc thiết kế |
TCXD VN 356-2005
|
Kết cấu BT và BTCT – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN- 6160-2005
|
Phòng cháy chữa cháy – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN 5760-1993
|
Phòng cháy chữa cháy – Yêu cầu thiết kế lắp đặt sử dụng |
TCVN 5738-2001
|
Hệ thống báo cháy – Yêu cầu lắp kỹ thuật |
TCVN 5687-1992
|
Thông gió điều tiết không khí – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN- 4474-1987
|
Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN 4513-1988
|
Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN 4605-1988
|
Kỹ thuật nhiệt , kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCXD 16-1986
|
Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng |
TCXD 29-1991
|
Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng |
TCXD 25-1991
|
Đặt đường dây dẫn điện trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCXD 27-1991
|
Lắp đặt thiết bị trong nhà và trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế |
TCVN 46-2007
|
Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống |
TCXDVN 394-2007
|
Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện- Phần an toàn |
Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng
Chi phí phát sinh: Chi phí phát sinh không chỉ bao gồm các chi phí trong quá trình xây dựng mà còn có thể bao gồm các chi phí không mong muốn như thay đổi thiết kế, sửa chữa lỗi trong quá trình xây dựng, hoặc chi phí bảo trì sau khi xây dựng.
Thiết kế và thi công không phù hợp: Thiết kế và thi công không phù hợp có thể dẫn đến việc xây dựng không đạt yêu cầu kỹ thuật, gây ra sự cố trong quá trình vận hành nhà xưởng.
Thủ tục pháp lý: Việc thực hiện các thủ tục pháp lý để xây dựng nhà xưởng có thể gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, gây ra chi phí không đáng có.
Thời gian hoàn thành: Nếu việc xây dựng không được thực hiện đúng tiến độ, có thể dẫn đến việc mất doanh thu hoặc không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của chủ đầu tư. Chủ đầu tư cũng nên thuê các nhà thầu chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.
INTECH ICS – Đơn vị xây dựng nhà xưởng trọn gói uy tín
- Thế mạnh của ICS
Kinh nghiệm
ICS có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng, từ thiết kế đến thi công và bàn giao. Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án xây dựng nhà xưởng lớn và phức tạp trên khắp Việt Nam.
Minh bạch – Công nghệ hiện đại
ICS sử dụng công nghệ Building Information Modeling (BIM) đảm bảo tính công khai. minh bạch ngay từ bước Concept Design để kiểm soát tất cả các khâu từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, MEP… Từ đó, chủ đầu tư sẽ có được một cái nhìn trực quan nhất về dự án và dễ dàng kiểm soát từng công đoạn của công trình.
Tiết kiệm thời gian – chi phí
BIM giúp nhà thầu, chủ đầu tư có một cái nhìn chính xác hơn khi ước lượng các khoảng đầu tư và chi phí, mọi mô hình trên BIM đều có chiều sâu và rất chính xác. Giảm thiểu các khoảng phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mát trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu.
Minh bạch
Sử dụng BIM công khai minh bạch giúp cho việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác. Chủ đầu tư có thể biết
Các thông tin về thiết kế, tiến độ và ngân sách của dự án phải được cung cấp đầy đủ, chính xác và minh bạch cho tất cả các bên liên quan. Điều này giúp cho các bên có thể hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và điều kiện của dự án,
Việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá và kiểm tra chất lượng giúp cho các bên liên quan có thể đánh giá tính chính xác của công việc và có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo chất lượng và tính minh bạch của dự án.
Tư vấn và hỗ trợ khách hàng
ICS đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình xây dựng
- Hạng mục ICS triển khai
INTECH ICS là tổng thầu xây dựng nhà xưởng trọn gói trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt cả với những nhà xưởng cần tiêu chuẩn cao về GMP, ISO, chuẩn quốc tế. Chúng tôi có thể thi công bao gồm tất cả các hạng mục:
- Xin phép và thủ tục pháp lý liên quan xây dựng nhà xưởng
- Thiết kế thi công lắp dựng nhà xưởng.
- Thi công lắp đặt trạm biến áp nhà xưởng
- Thi công hệ thống điện
- Thi công hệ thống cấp thoát nước
- Thi công hệ thống PCCC nhà xưởng
- Thi công hệ thống điều hòa không khí
- Thi công hệ thống chiếu sáng
- Thi công hệ thống an ninh
- Thi công lắp đặt cầu trục, cổng trục nhà xưởng
- Thi công hệ thống phòng sạch
- Bảo trì, bảo dưỡng nhà máy
Dự án tiêu biểu
slider dự án ở đây